Nỗi đau này không thuộc về bạn
- Sang chấn liên thế hệ, thấu hiểu và chữa lành -
Original title: It Didn’t Start with You: How Inherited Family Trauma Shapes Who We Are and How to End the Cycle Written by Mark Wolynn Copyright © 2016 by Mark Wolynn Vietnamese edition © 2023 by First News Co., Ltd. Published by arrangement with Viking, an imprint of Penguin Publishing Group, a division of Penguin Random House LLC All rights reserved.
Tác phẩm: Nỗi đau này không thuộc về bạn –
Sang chấn liên thế hệ, thấu hiểu và chữa lành
Tác giả: Mark Wolynn
Công ty First News – Trí Việt giữ bản quyền xuất bản và phát hành ấn bản tiếng Việt trên toàn thế giới theo hợp đồng chuyển giao bản quyền với Viking, một chi nhánh của Penguin Publishing Group, trực thuộc Penguin Random House LLC.
Bất cứ sự sao chép nào không được sự đồng ý của First News đều là bất hợp pháp và vi phạm Luật Xuất bản Việt Nam, Luật Bản quyền Quốc tế và Công ước Bảo hộ Bản quyền Sở hữu Trí tuệ Berne.
Biên tập viên First News: Ý Nhi – Cẩm Xuân
Quý độc giả có nhu cầu liên hệ, vui lòng gửi email về: Bản thảo và bản quyền: rights@firstnews.com.vn Phát hành: triviet@firstnews.com.vn
CÔNG TY VĂN HÓA SÁNG TẠO TRÍ VIỆT – FIRST NEWS 11H Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Ngôi nhà Hạt Giống Tâm Hồn, Đường Sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP.HCM Tel: (84.28) 38227979 – 38227980 www.firstnews.com.vn www.hatgiongtamhon.vn facebook.com/firstnewsbooks facebook.com/hatgiongtamhon
“Kẻ nhìn ra bên ngoài thì mộng tưởng, người nhìn vào bên trong thì tỉnh thức.” – Carl Jung, Letter , tập 1
Dành tặng cha mẹ của con, Marvin Wolynn và Sandra Lazier Wolynn Miller. Cảm ơn vì mọi thứ cha mẹ đã trao cho con.
Chương 5
BỐN KHUYNH HƯỚNG VÔ THỨC
" Trong số các ràng buộc, ràng buộc giữa ta với đấng sinh thành là mạnh mẽ nhất… dường như có bao nhiêu năm trôi qua đi nữa, có bao nhiêu sự phản bội diễn ra, hay trong gia đình có bao nhiêu khổ nạn, thì chúng ta vẫn cứ kết nối với họ, kể cả khi chúng ta không hề muốn thế. " – Anthony Brandt, Bloodlines
MARK WOLYNN
NỖI ĐAU NÀY KHÔNG THUỘC VỀ BẠN
C húng ta có thể thừa hưởng những cảm xúc của cha mẹ mình ngay từ trong tử cung của mẹ, tiếp nhận chúng trong mối quan hệ giữa ta với mẹ vào thời thơ ấu, hay chia sẻ những cảm xúc này với mẹ thông qua phản ứng trung thành vô thức hoặc những thay đổi di truyền biểu sinh. Tuy nhiên, dù là ở trường hợp nào đi nữa, vẫn có một điều hết sức rõ ràng: cuộc đời đẩy ta về phía trước, kèm theo cả những khúc mắc từ quá khứ vẫn chưa được hóa giải. Khi tin rằng mình có thể khiến cuộc đời diễn ra theo đúng như những gì mình đã định, thật ra ta chỉ đang tự huyễn. Rất thường xuyên, hành động của ta lại đi ngược lại với những gì ta mong muốn. Ta muốn có sức khỏe tốt, nhưng cuối cùng lại ăn hàng đống thức ăn không lành mạnh hoặc tìm đủ cớ để bào chữa cho việc không tập thể dục. Ta ước ao có được một mối tình lãng mạn, nhưng ngay khi một đối tượng tiềm năng tiến đến gần, ta liền cố giữ khoảng cách. Ta muốn xây dựng một sự nghiệp đầy ý nghĩa, nhưng lại không tiến được những bước cần thiết để đạt được khát khao ấy. Điều tệ nhất chính là chúng ta không cách nào nhìn ra được điều đang kìm hãm mình, và chúng cứ thế khiến ta mãi lặn ngụp trong nỗi thất vọng và hoang mang. Ta thường tìm kiếm câu trả lời ở những nơi quen thuộc. Ta tập trung vào việc mình không được cha mẹ dưỡng dục đến nơi đến chốn. Ta nghiền ngẫm những sự kiện đau buồn xảy ra vào thời thơ ấu, từng khiến ta cảm thấy bản thân thật bất lực. Ta trách móc cha mẹ về những nỗi bất hạnh xảy đến với ta. Ta nhai đi nhai lại những ý nghĩ đó. Thế nhưng,
kiểu hồi tưởng này hiếm khi giúp mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn. Vì ta không nhìn ra được nguồn cơn vấn đề mình gặp phải, những lời than van của ta chỉ càng khiến nỗi bất hạnh triền miên của ta trở thành không hồi kết. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về bốn khuynh hướng vô thức thường cản trở bước tiến trong đời mỗi người, bốn con đường có thể khiến các mối quan hệ tình cảm, quá trình tìm đến thành công và sức khỏe của ta bị ngăn trở. Nhưng trước khi đến bước đó, hãy cùng nhìn lại con đường đã đưa ta đến vị trí hiện tại. Dòng chảy sự sống Con đường đưa ta đến với cuộc đời rất đơn giản. Ta đến đây thông qua cha mẹ mình. Là con của cha mẹ, ta được kết nối với thứ gì đó hết sức mênh mông, vươn ngược mãi về quá khứ, cho đến tận thuở sơ khai của loài người, theo đúng nghĩa đen. Thông qua cha mẹ, ta được đưa vào dòng chảy sự sống, dù ta không phải là ngọn nguồn của dòng chảy đó. Đơn giản là tia lửa sự sống đã được truyền đến tay ta – thông qua đường sinh học, cùng với cả lịch sử của gia đình ta. Ta có thể cảm nhận cách ngọn lửa ấy đang bừng sống bên trong mình. Tia lửa này chính là sinh lực của mỗi người. Ta có thể cảm thấy nó phập phồng bên trong bản thân ngay lúc này, khi ta đang đọc những dòng chữ này. Nếu từng chứng kiến giây phút một người nào đó qua đời, bạn có thể cảm nhận được nguồn sinh lực này thu nhỏ dần. Bạn thậm chí cảm nhận
110
111
MARK WOLYNN
NỖI ĐAU NÀY KHÔNG THUỘC VỀ BẠN
được khoảnh khắc phân ly khi sinh lực rời khỏi cơ thể. Tương tự như vậy, nếu từng chứng kiến một lần sinh nở, bạn có thể cảm nhận sinh lực tràn ngập khắp căn phòng. Quá trình truyền sinh lực ấy không ngừng lại sau việc sinh nở. Sau đó, sinh lực vẫn tiếp tục chảy từ cha mẹ sang ta, kể cả khi ta cảm thấy mình mất kết nối với cha mẹ. Cả trong quá trình hành nghề y lẫn trong đời tư, tôi đã quan sát được rằng khi kết nối sinh lực giữa ta và cha mẹ được tuôn chảy tự do, ta sẽ cảm thấy cởi mở đón nhận những gì cuộc sống mang lại hơn. Khi kết nối giữa ta và cha mẹ gặp trục trặc theo cách nào đó, sinh lực ta nhận được dường như cũng bị hạn chế. Ta có thể có cảm giác tắc nghẽn và bị đè nén, hoặc cảm thấy mình đang đứng bên ngoài dòng chảy sự sống, như thể ta đang bơi ngược dòng, cưỡng lại dòng chảy. Rốt cuộc, ta luôn thấy khổ sở mà không biết tại sao. Thế nhưng nguồn lực giúp chữa lành lại đang nằm ngay bên trong ta. Để bắt đầu quá trình này, trước tiên hãy tiến hành đánh giá mức độ kết nối với cha mẹ mà ta cảm nhận được ngay trong chính thời điểm này, bất kể cha mẹ vẫn còn ở bên ta hay đã mất.
ra họ, hãy để các giác quan của mình cảm nhận sự hiện diện của họ. Hãy ôm giữ hình ảnh ấy và tự hỏi những câu hỏi sau: • Mình chào đón hay xua đuổi họ? • Mình có cảm thấy họ chào đón mình không? • Mình có cảm nhận khác nhau về cha và về mẹ không? • Cơ thể mình thả lỏng hay căng cứng khi mường tượng ra họ? • Nếu có một nguồn động lực mang sự sống đang chảy từ họ sang mình, có bao nhiêu phần trăm nguồn sức sống này đến được với mình: 5%? 25%? 50%? 75%? Hay trọn vẹn 100%? Sinh lực chảy từ cha mẹ sang ta một cách tự nhiên. Ta không cần phải làm gì cả. Nhiệm vụ duy nhất của ta là đón nhận nó. Hãy hình dung nguồn sinh lực này như sợi dây cáp chính cung cấp điện cho ngôi nhà của bạn. Những sợi cáp nhánh đưa điện đến từng phòng đều sẽ phụ thuộc vào nguồn điện từ sợi cáp chính. Cho dù mạng lưới điện nội bộ trong nhà có tốt đến đâu đi nữa, nhưng nếu kết nối giữa ngôi nhà với đường cáp chính bị trục trặc, dòng chảy bên trong chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Tiếp theo, ta hãy tìm hiểu xem “đường cáp chính” này chịu tác động từ bốn khuynh hướng vô thức như thế nào.
Cảm nhận dòng chảy
Hãy dành ra một phút để cảm nhận sự kết nối hoặc mất kết nối giữa bạn và cha mẹ. Cho dù giữa bạn và cha mẹ bạn có xảy ra chuyện gì, hãy cảm nhận mối quan hệ giữa bạn và họ cũng như tác động về thể chất của mối quan hệ này lên bạn. Hãy hình dung cha mẹ ruột của bạn đang đứng trước mặt bạn. Nếu bạn chưa bao giờ gặp họ hoặc không thể hình dung
112
113
MARK WOLYNN
NỖI ĐAU NÀY KHÔNG THUỘC VỀ BẠN
Bốn khuynh hướng vô thức làm gián đoạn dòng chảy sự sống Đây là bốn khuynh hướng thường gặp ở chúng ta, nhưng ta lại không thể ý thức được tác động của chúng: • Ta đã hợp nhất mình với cha/mẹ. • Ta đã cự tuyệt cha/mẹ. • Sự gắn bó đầu đời với mẹ từng bị gián đoạn. • Ta đồng nhất bản thân với một người khác trong dòng họ hơn là với cha/mẹ mình. Cả bốn khuynh hướng trên đều có thể gây trở ngại cho chúng ta trong khả năng đạt đến thành công và chinh phục các mục tiêu đề ra. Chúng có thể giới hạn sinh lực, sức khỏe và thành công của ta. Chúng biểu lộ trong hành vi và các mối quan hệ tình cảm, chúng xuất hiện trong lời nói của ta. Bốn khuynh hướng này có liên hệ với nhau – chúng miêu tả những phương diện khác nhau trong cách chúng ta liên hệ với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Khi đã hiểu rõ các khuynh hướng này và biết cách nhận diện chúng, ta có thể xác định được khuynh hướng nào đang được kích hoạt trong ta và ngăn cản ta sống một cuộc đời trọn vẹn. Mất kết nối với cha hoặc mẹ chính là nguồn gốc sâu xa của ba trong bốn khuynh hướng vô thức nói trên, và cũng là điểm đầu tiên ta cần xem xét khi gặp phải khó khăn. Bên cạnh bốn khuynh hướng này, nguồn sinh lực của ta còn có thể bị ngăn trở bởi những lý do khác, khiến ta không thể
sống một cuộc đời trọn vẹn, nhưng những yếu tố gây cản trở đó không phải lúc nào cũng nằm trong vùng vô thức và không phải lúc nào cũng liên quan đến cha, mẹ hoặc một thành viên khác trong gia đình. Một yếu tố gây ngăn trở như thế có thể đến từ một sang chấn cá nhân. Dù có ý thức được tác động của sang chấn lên bản thân đi nữa, ta có khi vẫn không thể hóa giải được nó. Sự ngăn trở cũng có thể đến từ cảm giác tội lỗi về một hành động ta từng thực hiện hoặc một tội ác mà ta từng phạm phải. Có thể ta từng đưa ra một quyết định khiến người khác tổn thương, phũ phàng ruồng bỏ người bạn đời của mình, chiếm đoạt một thứ vốn không thuộc về ta hoặc tước đi mạng sống của ai đó, dù là có chủ đích hay vô tình. Và một khi ta không thể kiểm soát hoặc xoa dịu được cảm giác tội lỗi này, nó có thể vươn dài đến đời con của ta, thậm chí là cháu của ta. Trong các chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về chuyện này. Còn trước hết, ta hãy cùng xem xét bốn yếu tố ngăn trở nguồn sinh lực có liên quan trực tiếp đến cha mẹ hoặc một thành viên khác trong gia đình.
1. Bạn có hợp nhất với cảm xúc, hành vi hay trải nghiệm của cha/mẹ không?
Hãy nghĩ lại xem cha hoặc mẹ của bạn có từng gặp khó khăn về cảm xúc, thể chất hay tâm lý hay không? Khi thấy họ khổ sở như thế, bạn có đau lòng không? Bạn có muốn xoa dịu nỗi đau họ không? Bạn đã thử làm thế bao giờ chưa? Có khi nào bạn đứng về phía cảm xúc của một bên (cha hoặc mẹ) và chống lại bên kia chưa? Bạn có từng e ngại bày tỏ
114
115
MARK WOLYNN
NỖI ĐAU NÀY KHÔNG THUỘC VỀ BẠN
tình yêu thương đối với một bên (cha hoặc mẹ) vì sợ làm người còn lại tổn thương không? Hiện tại, bạn có gặp phải những vấn đề giống như cha hoặc mẹ của bạn ngày trước không? Bạn có nhận thấy nỗi đau của cha/mẹ đang tồn tại ngay trong chính mình không? Trong chúng ta có nhiều người vô thức nhận lấy nỗi đau của cha mẹ. Khi ta còn nhỏ, cảm thức về cái tôi trong ta được phát triển dần theo thời gian. Khi đó, ta còn chưa học được cách vừa tách mình ra khỏi cha mẹ nhưng đồng thời vẫn kết nối với họ. Trong giai đoạn ngây thơ này, có lẽ ta đã tưởng rằng mình có thể làm vơi bớt nỗi bất hạnh của cha mẹ bằng cách sửa chữa hoặc san sẻ nỗi đau đớn ấy. Nhưng đây chỉ là một suy nghĩ viển vông và chỉ càng đưa đến nhiều bất hạnh hơn mà thôi. Ta có thể thấy xung quanh mình rất nhiều khuôn mẫu bất hạnh chung giữa cha mẹ và con cái. Mẹ đau buồn, con gái đau buồn; cha bị coi khinh, con trai cũng bị coi khinh... – những vấn đề trong mối quan hệ của cha mẹ sẽ được phản chiếu nơi con cái. Có vô số những sự kết hợp như vậy. Khi ta hợp nhất mình với cha hoặc mẹ, ta đang chia sẻ một số khía cạnh, thường là tiêu cực, trong trải nghiệm sống của họ. Ta lặp lại hoặc sống lại một số hoàn cảnh hoặc tình huống nhất định, trong khi lại không nhìn ra được mối liên hệ giữa bản thân với tình huống đó để giúp ta được giải thoát. Chuyện của Gavin Câu chuyện dưới đây sẽ làm sáng tỏ cái cách mà động lực khó nhận biết khi ta hòa chung cảm xúc với cha/mẹ
có thể gây nên những vấn đề khiến ta bất lực trong việc hóa giải. Năm ba mươi bốn tuổi, Gavin đã đưa ra một loạt các quyết định tài chính liều lĩnh khiến anh và gia đình mất sạch khoản tiền tiết kiệm. Gần đây, anh mất vị trí quản lý dự án vì không đáp ứng được các yêu cầu về thời gian. Gavin rơi vào hố sâu tuyệt vọng vì anh còn phải chăm lo cho vợ và hai con. Vừa phải chật vật tìm cách trang trải chi phí sinh hoạt, vừa phải đối mặt với mối quan hệ hôn nhân căng thẳng, Gavin chìm vào vòng xoáy trầm cảm nặng. Khi Gavin còn nhỏ, cha của anh, cũng ở độ tuổi anh bây giờ, đã từng nướng sạch tiền tiết kiệm của gia đình vào trò cá cược đua ngựa, vì ông tin chắc rằng mình có được thông tin nội bộ về một con ngựa tham gia cuộc đua hôm đó. Khi đó, mẹ Gavin đã dẫn theo các con về lại nhà cha mẹ đẻ. Từ đó về sau, Gavin hiếm khi gặp lại cha, người mà mẹ anh gọi là một tên ích kỷ, một tay cờ bạc hết thuốc chữa, một kẻ thất bại. Giờ đây, ở tuổi ba mươi bốn, dù Gavin ý thức được mối liên hệ này, song anh vẫn đang lặp lại trải nghiệm “kẻ thất bại” của cha mình. Anh cũng làm mất sạch tiền tiết kiệm của gia đình và giờ thì phải đối mặt với nguy cơ mất cả vợ con. Mãi đến khi tiến hành trị liệu với tôi, Gavin mới nhận ra rằng mình đang sống lại quá khứ. Vốn sống cách xa cha từ nhỏ, Gavin không thể hiểu làm thế nào cuộc đời của cha con anh lại diễn ra theo cùng một khuôn mẫu như vậy. Do không kết nối với cha một cách có ý thức, Gavin đã tạo ra một sự kết nối trong vô thức –
116
117
MARK WOLYNN
NỖI ĐAU NÀY KHÔNG THUỘC VỀ BẠN
anh lặp lại những thất bại của cha mình một cách không có chủ ý. Khi hiểu được điều này, Gavin đã quyết định hàn gắn mối quan hệ bị đứt đoạn lâu nay với cha. Đã gần mười năm nay hai cha con họ không nói chuyện với nhau. Nhưng giờ Gavin đã ý thức được thái độ cự tuyệt của mình, và biết rõ rằng hầu hết những gì anh biết về cha đều là qua những lời mẹ kể. Anh tiến hành quá trình hàn gắn một cách thận trọng, nhưng với một tâm trí cởi mở. Trong một lá thư viết tay, anh chia sẻ với cha rằng nay ông ấy đã là ông nội của hai cô cháu gái nhỏ và anh lấy làm tiếc vì lâu nay đã không liên hệ với cha. Gavin chờ đợi suốt sáu tuần nhưng không nhận được hồi âm. Anh sợ rằng cha mình đã qua đời, hoặc tệ hơn là ông đã chối bỏ anh. Tuy vậy, Gavin vẫn tin vào trực giác ẩn đằng sau nỗi sợ hãi của mình, và anh đã nhấc điện thoại bấm số gọi cho cha. Anh mừng vì mình đã làm vậy, bởi lạ thay, cha anh đã không nhận được bức thư anh gửi. Trên điện thoại, hai người đàn ông ngắc ngứ tìm lời và vụng về kìm nén cảm xúc của bản thân trong lúc cố xây dựng mối kết nối. Sau vài cuộc gọi căng thẳng, những tình cảm chân thật giữa hai bên bắt đầu lộ diện. Gavin đã có thể bày tỏ với cha rằng anh rất nhớ ông. Cha anh lắng nghe, cố nuốt nước mắt. Ông bộc bạch với Gavin về nỗi đau đớn khôn xiết mà ông đã nếm trải khi mất đi gia đình, và việc không ngày nào trong đời ông trôi qua mà không bị hành hạ bởi sự đau đớn và buồn bã. Cha anh đề nghị hai người gặp mặt trực tiếp và anh đồng ý. Chỉ trong vài tuần, vòng xoáy trầm cảm từng nuốt chửng lấy Gavin suốt một
thời gian dài bắt đầu tan đi. Khi có lại được sự hiện diện của cha trong đời, Gavin bắt đầu ổn định lại việc gia đình, khôi phục niềm tin của vợ vào anh và củng cố sự gắn kết với các con. Cứ như thể anh bỗng tìm lại được một chiếc chìa khóa mà lâu nay anh không hề biết là mình đã đánh mất. Và giờ đây Gavin đã có thể mở khóa chiếc rương đang cất giữ báu vật quan trọng nhất cuộc đời anh – sự kết nối với gia đình. Cha mẹ không bao giờ muốn con cái phải khổ sở thay cho mình. Chúng ta đã khá tự phụ và ngạo mạn khi nghĩ rằng chúng ta, với tư cách con cái, được trang bị tốt hơn cha mẹ nên có thể xử lý được những thống khổ của đấng sinh thành. Không chỉ vậy, suy nghĩ này cũng không khớp với trật tự cuộc đời. Cha mẹ hiện diện trên đời trước ta. Họ chăm lo và nuôi nấng ta để ta được sống, còn ta, khi đó còn nhỏ dại, không thể chăm lo cho họ. Khi một đứa trẻ nhận lấy gánh nặng của cha hoặc mẹ – dù có ý thức hay trong vô thức, nó đang đánh mất trải nghiệm “được cho”, và trong các mối quan hệ về sau nó có thể sẽ gặp khó khăn trong việc “đón nhận”. Một đứa trẻ phải chăm sóc cha mẹ thường sẽ sống trong tâm thế căng thẳng quá mức suốt cả đời và tạo ra một khuôn mẫu của việc thường xuyên cảm thấy bị choáng ngợp. Khi cố gắng san sẻ hoặc nhận lấy gánh nặng của cha/mẹ, ta khiến nỗi thống khổ của gia đình cứ mãi tiếp diễn và vô tình ngăn trở dòng chảy sự sống vốn dành cho ta và cả con cháu ta sau này. Kể cả khi đang chăm sóc cho cha mẹ lớn tuổi hoặc ốm đau, lo liệu cho họ mọi thứ mà họ không thể tự làm cho mình,
118
119
MARK WOLYNN
NỖI ĐAU NÀY KHÔNG THUỘC VỀ BẠN
ta vẫn cần duy trì và tôn trọng tính toàn vẹn trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, thay vì xem nhẹ vai trò và phẩm giá của cha mẹ. 2. Bạn có từng phê phán, buộc tội, chối bỏ hoặc cắt đứt liên hệ với cha hoặc mẹ không? Nếu ta thật sự muốn đón nhận cuộc đời một cách trọn vẹn và tận hưởng niềm vui; nếu ta thật sự muốn trải nghiệm quan hệ lứa đôi sâu sắc và mỹ mãn cũng như có được sức khỏe dẻo dai và sung mãn; nếu ta thật sự muốn khai phá trọn vẹn tiềm năng của mình mà không cảm thấy bị tan vỡ bên trong, trước hết, ta phải chữa lành mối quan hệ rạn nứt với cha mẹ. Cha mẹ không chỉ cho ta sự sống, là một phần không thể tách rời của con người ta, mà còn là cánh cửa dẫn ta đến với sức mạnh tiềm ẩn và lực sáng tạo, cũng như những thách thức – những gì vốn là một phần di sản của tổ tiên ta. Dù cha mẹ ta còn sống hay đã mất, dù ta thấy xa cách hay gần gũi, thân thiết với họ, thì họ – cùng những sang chấn họ từng hứng chịu hoặc được kế thừa từ gia đình – cũng nắm giữ chiếc chìa khóa để ta có thể chữa lành. Ngay cả khi bạn có cảm tưởng rằng thà nhai một nắm đinh ghim còn hơn hàn gắn tình cảm với cha mẹ, bạn vẫn không thể bỏ qua bước này, bất kể nó phải tốn bao nhiêu thời gian. (Tôi phải dành đến ba mươi sáu tuần liên tục sang ăn trưa với cha thì rốt cuộc ông mới chịu chia sẻ với tôi rằng ông chưa bao giờ tin là tôi từng yêu thương ông.) Những mối quan hệ tan vỡ thường bắt nguồn từ những sự kiện đau lòng trong lịch sử gia đình và có thể lặp đi lặp lại suốt nhiều
thế hệ. Vòng lặp này chỉ chấm dứt khi nào ta lấy hết can đảm buông bỏ tâm trí phán xét, mở rộng con tim hẹp hòi của mình và bắt đầu nhìn nhận cha mẹ, cũng như các thành viên khác trong gia đình, dưới ánh sáng của lòng trắc ẩn. Chỉ khi làm được như vậy, ta mới có thể hóa giải được nỗi đau đang ngăn ta đón nhận trọn vẹn cuộc đời mình. Kể cả nếu ban đầu ta chỉ có thể tạo ra những thay đổi ở cấp độ nội tâm, thì việc tìm ra được một nơi bên trong mình có thể khiến ta dịu xuống thay vì gồng lên mỗi khi nghĩ về cha mẹ là vô cùng quan trọng. Phương pháp này có thể đi ngược lại với những gì bạn thường được nghe. Hầu hết các liệu pháp trò chuyện thông thường đều tập trung đổ lỗi cho cha mẹ, xem họ là căn nguyên của nỗi thống khổ mà ta đang phải chịu đựng. Giống như lũ chuột cứ mãi quanh quẩn trong một mê cung, nhiều người dành hàng chục năm để nhai đi nhai lại những câu chuyện cũ rích về cách cha mẹ họ đã không nuôi dạy họ đến nơi đến chốn và khiến cuộc đời họ khốn khổ khốn nạn. Tuy những câu chuyện cũ có thể đánh bẫy chúng ta, song một khi ta khám phá ra những câu chuyện ẩn sâu hơn đằng sau, chúng lại có khả năng giải thoát cho ta. Cội nguồn của sự tự do ấy nằm ngay trong chính ta, vẫn đang chờ đợi được khai phá. Hãy tự hỏi: Bạn có chối bỏ, buộc tội hoặc phê phán cha/ mẹ vì một điều gì đó mà bạn cảm thấy cha/mẹ đã gây ra cho mình hay không? Bạn có coi thường cha/mẹ hoặc cả hai người hay không? Bạn có cắt đứt quan hệ với cha/mẹ không?
120
121
MARK WOLYNN
NỖI ĐAU NÀY KHÔNG THUỘC VỀ BẠN
Hãy xem xét trường hợp bạn buộc tội hoặc chối bỏ mẹ mình. Giả sử bạn buộc tội bà vì bà đã không mang đến cho bạn đầy đủ những gì mà bạn cảm thấy lẽ ra mình phải nhận được. Nếu đây đúng là sự thật, có bao giờ bạn tự hỏi chuyện gì đã xảy ra với mẹ mình hay không? Biến cố nghiêm trọng nào đã xảy ra khiến dòng chảy yêu thương trong quan hệ của hai mẹ con bị ngắt quãng? Có sự kiện gì từng chia tách bạn và mẹ, hoặc khiến mẹ bạn bị chia tách khỏi cha mẹ của bà hay không? Có thể mẹ bạn đang mang trong mình vết thương đến từ bà ngoại bạn nên bà không thể trao cho bạn những gì mà bản thân bà không nhận được. Kỹ năng làm mẹ của bà bị giới hạn bởi những gì bà không từng nhận được từ cha mẹ mình. Nếu bạn khước từ mẹ của mình, có lẽ đã có một biến cố gây sang chấn trong quá khứ đang chắn ngang giữa bạn và mẹ. Có thể mẹ bạn từng mất đi một đứa con trước khi bạn ra đời hoặc từng phải mang một đứa con của mình cho người khác nuôi, hay có lẽ bà từng mất đi mối tình đầu, người mà bà định sẽ kết hôn, trong một vụ tai nạn xe hơi. Có thể cha của bà qua đời khi bà còn nhỏ, hoặc anh trai của bà từng bị giết hại khi đang trên đường đến trường. Những làn sóng tổn thương đến từ một biến cố như thế sẽ ảnh hưởng đến bạn, dù bản thân biến cố ấy không liên quan trực tiếp đến bạn. Cơn sang chấn ấy sẽ kìm hãm sự tập trung và chú ý mà mẹ dành cho bạn, bất kể tình yêu bà dành cho bạn lớn lao thế nào. Khi còn là một đứa trẻ, bạn có thể cảm thấy mẹ mình có mặt như không, rằng bà chỉ biết đến bản thân, hoặc luôn tỏ ra
lạnh lùng, xa cách. Do vậy bạn cự tuyệt bà, bạn coi dòng chảy yêu thương đứt đoạn kia là nhắm vào mình, như thể mẹ bạn cố tình ngăn dòng chảy ấy khỏi bạn. Nhưng có một sự thật to lớn hơn thế, chính là tình yêu thương mà bạn mong mỏi từ mẹ vốn không có sẵn trong bà. Những đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh tương tự thường sẽ có mối quan hệ mẹ con giống như thế. Khi bạn đoạn tuyệt với mẹ, cũng có khả năng bạn đang trách bà vì đã không đáp lại tất cả tình yêu thương mà bạn từng trao cho bà ngày bạn còn nhỏ. Có thể mẹ bạn từng bị trầm cảm và khóc rất nhiều, và bạn đã cố dùng tình yêu thương của mình làm bà vui hơn. Có thể bạn đã chăm sóc mẹ và tìm cách xoa dịu nỗi đau của bà. Và rồi một ngày kia, bạn nhận ra rằng mọi nỗ lực tốt đẹp của mình đều thất bại, rằng tình yêu thương của bạn không hề giúp mẹ dễ chịu hơn. Vì thế bạn tách mình khỏi mẹ và trách cứ bà vì đã không trao cho bạn những gì bạn cần, trong khi thật ra bạn đang cảm thấy rằng dù mình có trao đi bao nhiêu tình yêu thương đi nữa bạn cứ vô hình trong mắt mẹ, hoặc bạn cảm thấy nản lòng khi mẹ không trao lại cho bạn tình yêu thương theo đúng cách bạn đã cho đi. Đoạn tuyệt với mẹ có lẽ là giải pháp duy nhất mà bạn tìm được vào thời điểm đó. Khi xa cách mẹ, lúc đầu bạn có thể cảm thấy tự do, nhưng đó là sự tự do không có thật đến từ bản năng tự vệ ngày còn nhỏ dại. Đến cuối cùng, phản ứng này sẽ khiến trải nghiệm sống của bạn bị bó hẹp. Cũng khả năng bạn đang đổ lỗi hoặc trách móc cha/mẹ bởi họ không chung sống hòa thuận với nhau và bạn bị buộc
122
123
MARK WOLYNN
NỖI ĐAU NÀY KHÔNG THUỘC VỀ BẠN
phải chọn một phe. Thông thường, một đứa trẻ sẽ tỏ ra trung thành với cha hoặc mẹ, nhưng trong thâm tâm thì lại trung thành với người còn lại. Đứa trẻ có thể hình thành một mối gắn kết thầm kín với bên cha/mẹ bị chối bỏ hoặc bị bôi nhọ, bằng cách học theo, bắt chước những gì bị coi là tiêu cực ở người đó. Hãy xem lại ý này một lần nữa. Những cảm xúc, nét tính cách và hành vi mà ta chối bỏ ở cha/mẹ rất có thể vẫn nằm lại bên trong ta. Đó là cách ta yêu thương họ trong vô thức, cách để đưa họ trở về cuộc đời ta. Ta có thể thấy khuôn mẫu này diễn ra một cách vô thức như thế nào trong cuộc đời Gavin. Khi cự tuyệt cha mẹ, ta không thể nhìn ra mình có sự tương đồng với cha mẹ theo những cách nào. Những hành vi tương đồng này bị ta chối bỏ và thường được phóng chiếu lên những người xung quanh. Trớ trêu thay, ta thường thu hút những người bạn, người yêu hoặc các đối tác kinh doanh có đúng những hành vi mà ta không chấp nhận, tạo điều kiện cho ta nhận ra động lực bên dưới khuôn mẫu này và chữa lành chúng. Khi xét đến khía cạnh thể chất, một sự chối bỏ đối với cha mẹ có thể mang lại cảm giác như một cơn đau, sự căng cứng hoặc tê dại mà ta cảm nhận được trên thân thể mình. Chừng nào ta còn chưa thể nghĩ về người cha/mẹ bị mình cự tuyệt theo cách đầy yêu thương thì cơ thể ta vẫn còn trong trạng thái bất ổn ở một mức độ nào đó.
Ta thậm chí không cần phải biết tường tận lịch sử gia đình thì mới hiểu được nguyên nhân khiến ta cự tuyệt cha/ mẹ. Rõ ràng đã có điều gì đó xảy ra khiến hai người không thể gần gũi nhau. Có thể khi mẹ bạn còn nhỏ, bà từng cảm thấy mất kết nối với bà ngoại bạn, có thể mẹ bạn mất đi một người anh chị em ruột hoặc bị người mà bà yêu thương nhất rời bỏ. Có thể bà chưa từng tiết lộ câu chuyện này nên bạn không tài nào biết được. Dù bạn không biết ngọn nguồn câu chuyện thì việc chữa lành mối quan hệ với mẹ vẫn có thể giúp bạn cảm thấy trọn vẹn hơn ngay từ bên trong. Bạn chỉ cần biết rằng trong quá khứ chắc chắn đã có một chuyện gì đó xảy ra, và sự kiện này đã ngăn trở tình yêu thương trong tim bạn hoặc mẹ bạn, hoặc cả hai người. Việc của bạn lúc này là kết nối lại với tình yêu thương bản năng mà bạn từng dành cho mẹ ngày còn nhỏ. Bằng cách này, bạn có thể buông bỏ những gì bạn vẫn đeo mang trước nay – những nỗi đau thật ra vốn thuộc về mẹ của bạn. Quá trình chữa lành mối quan hệ với cha mẹ thường sẽ bắt đầu bằng một hình ảnh nội tâm. Đôi khi, để tiến một bước trong thế giới thực ngoài kia, trước tiên ta phải tiến lên một bước trong thế giới nội tâm của mình. Dưới đây là một cách để khởi động quá trình này. Tuy bài tập này tập trung vào mối quan hệ giữa bạn với mẹ, nhưng bạn hoàn toàn có thể dùng bài tập này để hình dung về cha.
124
125
Made with FlippingBook - Online catalogs